Nha Khoa Tổng Quát

image01

Nha Khoa Trẻ Em

image01

Chỉnh Nha

image01

Nha Khoa Kỹ Thuật Cao - Implant

image01
Chăm sóc và điều trị răng miệng cho người cao tuổi.

 

nen thay rang gia khi bi mat rang

Nên thay răng giả khi bị mất răng

Không ít người cao tuổi quan niệm sai lầm rằng khi già thì răng phải rụng. Không chỉ vậy, một số người cao tuổi thường mắc các bệnh như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…nên rất ngại đến khám răng.

Chính những quan niệm sai lầm và yếu tố tâm lí ngại đi khám răng, hoặc rất sợ các thủ thuật điều trị nha khoa nên các bệnh lí về nha khoa chènngười cao tuổi gặp phải thường trầm trọng hơn so với người trẻ.

Những tổn thương răng miệng nào thường gặp ở người cao tuổi ?

– Mòn răng ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân: có thể là do quá trình tích tuổi, hay do những nguyên nhân khác như chải răng không đúng cách, chải răng với lực quá mạnh, ăn thức ăn quá cứng, uống nhiều nước ngọt có ga,v.v…răng có thể bị ê buốt khi ăn nhai, hoặc khi ăn nóng, lạnh.

– Răng bị lung lay, nướu sưng, đỏ hoặc chảy máu, có thể đau khi ăn nhai. Tình trạng này là do vệ sinh răng miệng không tốt kèm theo yếu tố tâm lí ngại đi khám răng nên diễn tiến của bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Răng lung lay vẫn có thể điều trị được tuy nhiên thời gian điều trị kéo dài, bệnh nhân thường từ bỏ việc điều trị sau đó. Kết quả là không thể giữ lại được, phải nhổ răng.

– Sâu răng ở người cao tuổi: Người cao tuổi thường mắc chứng khô miệng. Đó có thể là do tác dụng của một số thuốc điều trị các bệnh lí toàn thân hoặc do xạ trị vùng đầu, mặt, cổ. Khô miệng rất dễ bị mắc một số bệnh lí về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm vùng miệng, có thể có đau, khó ăn, khó nuốt.

– Mất răng có hoặc không có răng giả, những răng thật còn lại chịu tải lớn nên ngày càng bị mòn nhiều hơn, làm giảm sức nhai trầm trọng, ăn uống khó khăn hơn.

Người cao tuổi thường mắc các bệnh toàn thân khác như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, khi đến gặp bác sĩ nha khoa cần phải nói rõ cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe của mình để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Điều trị về răng miệng cho người cao tuổi như thế nào?

Để có một sức khỏe răng miệng tốt, việc chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ rất quan trọng. Nếu người cao tuổi có đang mang hàm răng giả tháo lắp thì nên tháo ra khi ngủ, ngâm hàm giả trong nước, hoặc dung dịch sát khuẩn.

Người cao tuổi nên lưu ý không ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Ăn thức ăn có chứa nhiều vitamin, chất khoáng, như rau, quả. Đặc biệt là uống nhiều nước.

Đối với người cao tuổi nên có một kế hoạch điều trị nha khoa một cách triệt để trước khi bước vào tuổi sáu mươi. Những răng bị sâu nên trám lại, nếu mất răng nên trồng lại răng giả mới. Vì càng lớn tuổi sức khỏe càng kém việc đi lại khó khăn, nên điều trị nha khoa triệt để là điều cần thiết ở giai đoạn này. Cũng nên lưu ý cho bác sĩ biết những bệnh người cao tuổi đang mắc phải để bác sĩ có kế hoạch điều trị một cách tốt nhất.

Tin khác